Van áp suất là gì? What is relief valve?
Nhiệm vụ của van giới hạn áp suất (van an toàn) trong hệ thông thủy lực là duy trì áp suất làm việc lớn nhất cho phép trong hệ thống. Dựa vào hoạt động của van giới hạn áp suất người ta chia hệ thống thủy lực thành hai loại:
- Nguồn cấp lưu lượng không đổi Q = const (van giới hạn áp suất thường đóng).
- Nguồn cấp áp suất không đổi p = const (van giới hạn áp suất thường mở).
Hình 5.19b van an toàn trong quá trình làm việc bình thường (p1 < pe) luôn đóng do đó không có lưu lượng chảy qua van an toàn (Qt=0). Toàn bộ lưu lượng từ bơm được cung cấp đến xylanh QA = Q1 (nên được gọi là nguồn cấp lưu lượng không đổi). Vận tốc của pittông sẽ được tính thông qua lưu lượng của bơm Q1. Áp suất trong mạch được xác định trên cơ sở ngoại lực tác dụng lên cán pittông FL. Nếu áp suất trong mạch p1 do ngoại lực F gây ra lớn hơn áp suất cài đặt của van an toàn pe thì khi đó dầu sẽ chảy qua van giới hạn áp suất, thực hiện chức năng đảm bảo an toàn cho hệ thống
Hình 5.19a, áp suất sau bơm pi luôn được duy trì ở một mức nhất định. Nó luôn là hằng số và bằng với áp suất cài đặt của van giới hạn áp suất pe bất kể tải trọng lớn hay nhỏ. Trong quá trình làm việc van giới hạn áp suất luôn mở nên luôn có một lượng dầu chảy qua van giới hạn áp suất về thùng do đó áp suất trong mạch luôn được duy trì bằng áp suất cài đặt của van giới hạn áp suất p1 = Pe (được gọi là nguồn cấp áp suất không đổi).
Dựa vào cấu tạo của van giới hạn áp suất người ta chia thành hai loại: van giới hạn áp suất dạng pittông và dạng bi cầu (hoặc hình nón – hình 5.20).
Trên hình 5.21 thể hiện mặt cắt ngang và ký hiệu của một loại van giới hạn áp suất điều khiển trực tiếp bằng lò xo
Van giới hạn áp suất 2 cấp (điều khiển gián tiếp) được trình bày như hình 5.27.
Van giới hạn áp suất kết hợp với van điện từ:
GỌI CHO CHÚNG TÔI
0961845888
contact@hulomech.com