- Theo lực tác động
- Xi lanh thủy lực 2 tấn
- Xi lanh thủy lực 3 Tấn
- Xi lanh thủy lực 5 Tấn
- Xi lanh thủy lực 8 Tấn
- Xi lanh thủy lực 10 tấn
- Xi lanh thủy lực 12 Tấn
- Xi lanh thủy lực 15 Tấn
- Xi lanh thủy lực 20 Tấn
- Xi lanh thủy lực 25 Tấn
- Xi lanh thủy lực 30 Tấn
- Xi lanh thủy lực 40 Tấn
- Xi lanh thủy lực 50 Tấn
- Xi lanh thủy lực 60 Tấn
- Xi lanh thủy lực 70 Tấn
- Xi lanh thủy lực 80 Tấn
- Xi lanh thủy lực 100 Tấn
- Xi lanh thủy lực 120 Tấn
- Xi lanh thủy lực 150 Tấn
- Xi lanh thủy lực 180 Tấn
- Xi lanh thủy lực 200 Tấn
- Xi lanh thủy lực 250 Tấn
- Xi lanh thủy lực 280 Tấn
- Xi lanh thủy lực 300 Tấn
- Xi lanh thủy lực giá tốt (HULO Series)
- Xi lanh thủy lực phôi Đài Loan, gioăng phớt Nhật 3 – 500 tấn (HGCG Series)
- Xi lanh thủy lực ISO 6020
- Xi lanh tầng thủy lực
Kỹ Thuật Thủy Lực
Phần 6: Áp suất thủy lực
Áp suất thủy lực được phân chia thành nhiều loại áp suất như, áp suất tuyệt đối, áp suất tương đối, áp suất tĩnh, áp suất động. Trong phần này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về áp suất và các vấn đề xung quanh nó trong hệ thống thủy lực.
1. Định luật Pascal
Nguyên lý Pascal hay định luật Pascal là độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong bình kín được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và thành bình do nhà bác học người Pháp Blaise Pascal phát hiện khi lợi dụng tính chất khó nén của nước và nguyên lý bình thông nhau.
2. Áp suất (Pressure)
Áp suất được phân loại như sau:
2.1. Áp suất tuyệt đối (Absolute pressure)
Là giá trị áp suất của điểm đo so với áp suất chân không tuyệt đối. (áp suất bằng 0)
2.2. Áp suất tương đối (Relative pressure)
Là áp suất của điểm đo so với áp suất của môi trường xung quanh (thường là áp suất khí quyển).
2.3. Áp suất tĩnh (Static pressure)
Áp suất tĩnh là áp suất chất lỏng ở trangh thái tĩnh (rest), không chuyển động.
Áp suất tĩnh xuất hiện khi chất lỏng muốn chảy nhưng không có chỗ thoát ra để chảy. Các bạn có thể nhìn ở hình ảnh mô tả bên tren. Trọng lực của khối thép đang nén xi lanh xuống nhưng do van đang đóng nên dầu trong xi lanh không thể thoát ra ngoài. Dầu được giữ trong xi lanh được truyền năng lượng từ khối thép và trị số này được hiển thị trên đồng hồ đo.
2.4. Áp suất động (Dynamic pressure)
Mặt khác áp suất động gắn liện với động năng của chất lỏng. Bạn có thể xem mô tả dưới đây. Khi ta tăng sức cản của dòng chảy thì áp suất sẽ tăng (hãy bấm vào nút tăng giảm áp để trải nghiệm).
Khi dầu chảy qua một tiết diện bị giới hạn ở mức cụ thể thì áp suất sẽ giảm chuyển đổi sang nhiệt lượng do ma sát giữa dầu và thành ống dẫn.
3. Nguyên lý Bernoulli
Trong thủy động lực học, nguyên lý Bernoulli phát biểu rằng đối với một dòng chất lưu không dẫn nhiệt không có tính nhớt, sự tăng vận tốc của chất lưu xảy ra tương ứng đồng thời với sự giảm áp suất hoặc sự giảm thế năng của chất lưu. Nguyên lý này đặt theo tên của Daniel Bernoulli, ông đã công bố nó trong quyển sách của mình Hydrodynamica vào năm 1738. Ta có thể nói một cách dễ hiểu hơn là Áp suất và lưu lượng tỉ lệ nghịch với nhau.
4. Truyền năng lượng thủy tĩnh
Quá trình truyền năng lượng trong truyền động thủy tĩnh được thực hiện thông qua áp suất của chất lỏng công tác. Mô phỏng dưới đây mô tả quá trình truyền năng lượng cho máy ép thủy lực hay kích nâng, hạ thủy lực.
Áp dụng định luật Pascal cho trường hợp cân bằng tĩnh chúng ta có:
p = \frac{{{F_1}}}{{{A_1}}} = \frac{{{F_2}}}{{{A_2}}} \Rightarrow \frac{{{F_2}}}{{{F_1}}} = \frac{{{A_2}}}{{{A_1}}}
Trong đó: 1 lbs = 0.454kg; 1 in = 2.54cm; 1 PSI = 0.069 bar